Binance giết lệnh Futures và thực hư có phải như lời đồn ?
Trong thời gian vừa qua đặc biệt là với việc BTC biến động liên tục thì dấy lên lời đồn thổi là Binance cố ý tăng hay giảm giá để thanh lý lệnh Futures của người chơi, và có thực sự là như vậy không ?. Để hiểu thực hư về vấn đề này bạn cần phải hiểu được 02 vấn đề quan trọng sau đây:
VẤN ĐỀ 1: BẢN CHẤT CỦA MUA BÁN FUTURES TRÊN BINANCE LÀ GÌ ?
#1: Bản chất của Long/Short trên Futures tại cùng một thời điểm thì tổng khối lượng LONG sẽ bằng với tổng khối lượng Short tạo thành điểm cân bằng của thị trường vào thời điểm đó, thị trường tăng hoặc giảm là do sự chênh lệch giữa LONG và SHORT quyết định kéo thị trường đi lênh hoặc xuống. Lưu ý số lượng người chơi nhiều không có nghĩa là khối lượng sẽ nhiều, ví dụ 1000 người cho rằng đi xuống chưa chắc vào lệnh có khối lượng nhiều bằng 10 cá mập cho rằng đi lên.
#2: Vị thế LONG – SHORT chỉ là tương đối và hoán đổi cho nhau: ví dụ bạn vào một lệnh Short BTC ở mức giá 35.000$ nếu BTC xuống 30.000$ bạn chốt lời thì bạn sẽ chốt lời lệnh Short này lại bằng một lệnh LONG tương ứng. Hoặc khi BTC lên 40.000$ lệnh của bạn bị thanh lý tự động, mặc dù là thanh lý tự động nhưng cũng sẽ thanh lý bằng một lệnh LONG tương ứng ( bạn bị ép phải mua lại BTC với giá 40.000$ để chi trả cho số BTC bạn đã bán khống ở mức 35.000$).
#3: Sàn giao dịch đóng vai trò trung gian ăn phí giao dịch là siêu giàu rồi, bạn không tưởng tượng được phí giao dịch mỗi ngày mà sàn họ thu về đâu, không cần làm mấy trò vớ vẫn để kiếm thêm đâu nhé. Sàn có thể thống kê bao nhiêu lệnh LONG hay SHORT đang mở nhưng sàn không thể nào biết được NGƯỜI CHƠI sẽ chấp nhận dừng lỗ hoặc chốt lời ở đâu, những người mua đặt lệnh chờ .v.v. đây là tâm lý thì con bot nào hay thánh nhân nào đoán được, thua là do mình bớt bớt dùm đỗ lỗi đi.
#4: Giá khớp lệnh và giá thanh lý
- Giá khớp lệnh khi bạn mua hoặc khi bạn chốt lời: là giá do cung cầu của nội bộ người giao dịch trên Binance quyết định.
- Giá thanh lý: còn gọi là Market Price là giá trung bình của 5 sàn lớn nhất thế giới. Ví dụ Binance giá 48K, 4 sàn khác giá lẹt đẹt 39-40k nên giá Mark Price sẽ đâu đó 42k và như vậy mặc dù giá Futures trên Binance cán mốc 48k nhưng những lệnh mà có điểm thanh lý lớn hơn 42k vẫn không bị thanh lý.
#5: Futures là trò chơi cảm xúc: có thể bạn cho rằng đáng lẽ ra nó xuống và nhiều người cũng nghĩ như bạn nhưng thực chất mỗi người mỗi tư duy không ai suy nghĩ giống bạn hết, đừng nghĩ rằng người khác phải short hay long mới là đúng – người nào chốt lời là họ đúng.
VẤN ĐỀ 2: SHORT SQUEEZE LÀ GÌ ?
Short Squeeze là gì ? hay còn gọi là Ép Mua là một thuật ngữ cơ bản của ngành tài chính có liên quan đến đòn bẩy, ở bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm này trong thị trường tiền điện tử nhé mà cụ thể là Futures. Short Squeeze là một tình huống trong đó giá một hoặc nhiều đồng COIN tăng lên rất mạnh, buộc nhiều người bán khống (Short) phải kết thúc vị thế bán của mình để cắt lỗ, và cũng chính điều này càng tạo thêm sức ép tăng giá mạnh mẽ cho cổ phiếu hay hàng hoá đó. Biểu hiện của Short Squeeze là xuất hiện một cây nến màu xanh bắn lên rất cao trong thời gian rất ngắn từ 10-30 giây.
Trước tiên chúng ta hãy hiểu vị thế Short hay Bán Khống là gì: đây là hành vi khi nhà đầu tư nghĩ rằng thị trường đi xuống và họ vay mượn của SÀN một số COIN nhất định để bán ra, sau khi giá xuống họ sẽ mua lại số COIN đó với giá rẻ hơn để trả lại cho sàn và hưởng phần chênh lệch lợi nhuận.
Ví dụ BTC đang ở giá 35.000$ và bạn nghĩ rằng BTC sẽ xuống bạn vay của sàn 1BTC và bán ra, dĩ nhiên vay thì phải ký quỹ.
- Tình huống 1: BTC đi xuống còn 30.000$ và bạn mua lại 1BTC trả cho sàn bạn còn lợi nhuận 5.000$ nhân cho đòn bẩy của bạn ( đòn bẩy 2 thì lời 10.000$ .v.v.)
- Tình huống 2: BTC tăng giá lên 40.000$ thì bạn đang lỗ 5.000$ nhân cho đòn bẩy của bạn, nếu số tiền lỗ của bạn vượt quá số tiền ký quỹ tối thiểu bạn sẽ buộc phải thanh lý, tức là buộc phải mua lại BTC ở giá cao để trả nợ cho sàn. Từ vị thế SHORT bạn bị ÉP trở thành vị thế LONG ở mức giá THANH LÝ
Qua khái niệm và ví dụ ở trên chúng ta hiểu rằng khi có một áp lực xoay chiều của thị trường, nhiều người mở vị thế LONG và nối tiếp chồng với nó là những lệnh SHORT bị thanh lý trở thành lệnh ÉP MUA ở mức giá cao. Hai điều này hình thành cây nến xanh SHORT SQUEEZE trong khoản thời gian rất ngắn, và sàn có càng nhiều khối lượng giao dịch, người chơi thì cây nến sẽ càng cao.
Một ví dụ gần đây nhất là vào 8h sáng ngày 26.7.2021 BTC đã có một cú tăng giá lên 48.168$ trong khi ở Spot chỉ là 40.000$, nhiều người trên các diễn đàn kháo nhau Binance giết lệnh, Binance kill short nhưng thực tế nếu bạn có đầy đủ kiến thức về Futures thì đây là điều quá quen thuộc.
Khi thị trường BTC xoay chiều, giá tăng nhẹ và các lệnh bị thanh lý short là sẽ chuyển vị thế từ short thành lệnh mua ở điểm thanh lý. Khi lệnh mua mà trên sổ lệnh không có lệnh bán thì giá bị đẩy lên cao cho đến khi gặp được lệnh bán tương ứng hoặc bot sàn phát hiện giá lệch với thị trường thì nó đẩy giá về với giá của các sàn khác. Sàn càng đông, khối lượng càng nhiều thì cây nến sẽ càng dài. Nếu các bạn nghĩ Binance giết lệnh hay nghĩ rằng bất cứ sàn chính thống nào giết lệnh, thì bạn sẽ còn tiếp thục thua lâu dài.
Nhiều bạn nói rằng Binance tự động hủy lệnh: nhưng thực tế tất cả điều khoản, giải thích về Futures đã có ngay lúc bạn nhất vào ô ” tôi đồng ý với … ” khi mở tài khoản Futures rồi, vấn đề có lẽ là do bạn chưa đọc.
Bạn đọc có thể nghiên cứu sâu thêm về Futures tại bài viết sau: Hướng dẫn Binance Futures