Token đòn bẩy là gì ? Trên sàn giao dịch Binance nhiều bạn đọc thắc những mã Coin – Token có gắn đuôi ” Up – Down ” có ý nghĩa và vận hành như thế nào ? Ví dụ BTCUP hay BTCDOWN sẽ vận hành ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cùng Coin4Share nhé:
TOKEN ĐÒN BẨY LÀ GÌ ?
Token đòn bẩy là một loại sản phẩm phái sinh được giao dịch trên thị trường Giao Ngay ( Spot ), mỗi Token đòn bẩy đại diện cho một vị thế của Token đó trên thị trường Futures là giá của nó sẽ được quyết định bởi giá trên thị trường Futures không kỳ hạn.
Giao dịch Token đòn bẩy nghĩa là bạn đang chơi Futures trên thị trường Spot và không có rủi ro thanh lý.
TOKEN ĐÒN BẨY BINANCE
Token đòn bẩy Binance có mức dao động đòn bẩy từ 1.25 đến 4 lần
Đòn bẩy cố định rất dễ hiểu, hãy lấy ví dụ với token BTCUP và BTCDOWN với mức đòn bẩy 3x :
- Ngày đầu tiên BTC tăng 10%, BTCUP tăng 30%.
- Ngày thứ hai BTC giảm 10%, BTCUP giảm 30%.
Còn token đòn bẩy linh động là loại token mà đòn bẩy được thay đổi linh hoạt trong khoảng từ 1,25x đến 4x tùy vào biến động của thị trường.
Vậy token đòn bẩy khác margin/futures ở điểm nào?
Về cơ bản, cả token đòn bẩy và margin/futures đều dựa trên ý tưởng là khuếch đại biến động để tăng tỷ lệ lợi nhuận thu về trên vốn.
Ví dụ:
Bạn bỏ ra 500$ để giữ vị thế long 3 ETH tại giá 500$. Khi ETH tăng 10% thành 550$ thì vị thế Long của bạn lúc này tương đương 1650$, PnL là 150$. Vậy ROE lúc này là: 150 / 500 = 30%.
Bây giờ, giả sử bạn Bạn bỏ ra 500$ để mua 5 token ETHUP tại giá 100 – mức đòn bẩy hiện tại là 3x, và giá ETH bây giờ là 500$. Khi ETH tăng 10% thì ETHUP tăng 30%, vậy mỗi ETHUP lúc này có giá 130$. Vậy chỗ ETHUP lúc đầu bạn mua bây giờ có giá trị 130×5= 650$, bạn vẫn có PnL là 150$ dựa trên 500$ vốn ban đầu.
Vậy điểm khác nhau giữa Token đòn bẩy và Margin/Futures là gì?
Nếu chỉ nhìn vào cơ chế khuếch đại biến động ở token đòn bẩy và ưu điểm “không bao giờ cháy”, sẽ rất nhiều người thấy đây là 1 kèo ngon ăn. Dù vậy, vẫn còn 1 cơ chế mà hầu như mọi người đã không chú ý đến khi mua các token đòn bẩy, đó là cơ chế Rebalancing – Tái cân bằng.
Thực ra, khi mua các token đòn bẩy, nó sẽ khá là giống với việc bạn góp cổ phần vào quỹ đầu tư, mà tên các quỹ này đã nói lên chiến lược đầu tư của quỹ, ví dụ: BTCUP, BTCDOWN, ETHUP…
Cơ chế tái cân bằng – Rebalancing của Token đòn bẩy
Giả sử bối cảnh thị trường BTC đang có giá 20.000$, BTCUP đang có mức đòn bẩy là 1.8x
- Tổng số tiền thu được từ những người mua BTCUP đang là 100 triệu$ – tương đương 1 quỹ với vốn là 100 triệu$. Vì mức đòn bẩy là 1.8x , Binance sẽ tạo một vị thế Long dựa trên quỹ BTCUP là 180 triệu$.
- Tiếp theo, khi giá BTC tăng 5% dẫn đến giá future của BTC tăng 5%. Vị thế của long của quỹ BTCUP lúc này trở thành: 189 triệu$. Và vốn của quỹ tăng lên 109 triệu$. Giả sử không có ai mua hay bán bớt token đòn bẩy, thì do số vốn của quỹ tăng từ 100 triệu$ lên 109 triệu$, tương đương mức tăng 9% nên giá token sẽ tăng 9%. ( 9% = 5% x 1.8 , điều này lý giải tại sao khi BTC tăng 5% thì giá token có thể tăng theo tỉ lệ như vậy ).
Bây giờ bạn sẽ thấy có sự thay đổi tỉ lệ giữa vốn của quỹ và vị thế của quỹ: 189/109= 1.733. Đây là mức đòn bẩy mới. Nhưng vì mức đòn bẩy này nằm trong trong khoản 1.5x đến 3x nên sẽ không xảy ra Rebalancing. Nếu không diễn ra rebalancing, thì cách tính toán lợi nhuận của Token đòn bẩy cũng giống hệt như khi bạn đang sử dụng margin, futures.
- Bây giờ BTC diễn ra một cú pump mạnh tăng 40%, vị thế Long BTC sẽ tăng từ 189 triệu$ lên 264,6 triệu$ (189 x 140% = 264,6) , PnL lúc này là: 264,6-189= 75,6 (triệu$), vậy quỹ BTCUP lúc này sẽ có 109+75,6= 184,6 (triệu$). Lúc này tỉ lệ của vị thế so với vốn của quỹ là: 264.6/184.6 = 1.433 . Do con số này nhỏ hơn 1.5 nên sẽ xảy ra Rebalancing.
- Với quỹ là 184,6 triệu$, để đưa tỉ lệ về mức 1.7x chẳng hạn, quỹ sẽ cần đưa vị thế long BTC của mình lên con số 313.82 (triệu$) – tương đương mua thêm 49,22 (triệu$)
Tại sao lại là con số 1.7x? Thực ra con số này chỉ là một con số ngẫu nhiên, Binance thông báo rằng con số này được thuật toán lựa chọn một cách ngẫu nhiên để tránh trường hợp lợi dụng để giao dịch trước. Cũng như thời điểm chính xác của sự kiện Rebalacing cũng ko được thông báo trước mà Binance chỉ cập nhật lại các sự kiện đã diễn ra tại: https://www.binance.com/en/leveraged-tokens/tokens/allTokens
Nếu tinh ý, bạn sẽ thấy thực chất việc Rebalance cũng chính là việc bạn thêm hay bớt các vị thế của mình khi đang vào lệnh Margin/Future. Khi bạn giữ vị thế Long, thị trường tăng và bạn lại dùng phần lợi nhuận từ lệnh Long trước để mở thêm một lệnh Long nữa. Hoặc khi thị trường giảm mà bạn đang giữ vị thế Long, khi giá càng giảm bạn sẽ cắt lỗ bớt một phần nhưng không cắt lỗ toàn bộ, thì về cơ bản bạn sẽ không bao giờ chạm ngưỡng cháy tài khoản.
Áp dụng tư duy này, bạn dễ dàng nhận thấy rằng nếu thị trường đi ngược hướng phán đoán của bạn, mà bạn giảm bớt vị thế, thì khi giá tài sản quay ngược lại entry của bạn, thì vị thế margin của bạn sẽ lỗ vì vị thế của bạn đã không giống như entry của giá tài sản cơ bản.