Coin nền tảng là gì ? Nếu bạn là một nhà đầu tư coin theo phong cách đầu tư giá trị và đầu tư dài hạn thì coin nền tảng là một trong những phương án đầu tư an toàn nhất. Coin nền tảng là các đồng coin được xây dựng dựa trên mạng lưới Blockchain của riêng nó mà không phụ thuộc vào bất cứ một Blockchain nào khác. Coin nền tảng giúp các lập trình viên Blockchain có thể phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên mạng lưới Blockchain của nó ví dụ như các ứng dụng Defi, Lending,Dex,…
Hệ sinh thái Coin nền tảng là gì ?
Hệ sinh thái trong thế giới tiền ảo là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau bên trong một Blockchain, mỗi Blockchain lúc này cũng giống như một công ty cung cấp cơ sở hạ tầng, họ cũng sẽ muốn phát triển một hệ sinh thái đầy đủ của bản thân. Và mỗi một hệ sinh thái sẽ có một đồng COIN nền tảng chủ lực ví dụ ERC20 là ETH, BSC là BNB, Solana là SOL .v.v.
Những mảnh ghép chính để hoàn thiện 1 hệ sinh thái trong Crypto sẽ là:
- Transactions & Payment Services: Nhu cầu cơ bản nhất của một Blockchain chính là giao dịch và thanh toán. Những mảnh ghép nhỏ bên trong sẽ bao gồm: Token, Smart contracts, Wallet.
- DeFi: Đây là mảnh ghép được tập trung nhất hiện nay, đa phần Blockchain đều đang cố gắng phát triển đầy đủ mảnh ghép này, DeFi cung cấp cho người dùng nhu cầu về giao dịch, vay, cho vay, gửi tiết kiệm,… mà không cần 1 bên trung gian thứ 3. Các thành phần chính của DeFi sẽ bao gồm Stablecoin, DEX, Lending/Borrowing, Synthetic,…
- Social, Entertainment: Nhu cầu tiếp theo sẽ là tương tác cộng đồng và giải trí, những thành phần chính hiện nay trong mảng này là NFT, Games, Gambling,…
- Enterprise blockchain solutions: Cuối cùng là những ứng dụng của Blockchain vào thực tế, vào một số lĩnh vực như Finance, Supply Chain, Healthcare, Education,…
Đặc biệt, khi dự án đã phát triển một hệ sinh thái đầy đủ, người dùng sẽ ở mãi với họ, họ không cần hoặc không có nhu cầu phải sử dụng gì ngoài hệ sinh thái đó. Khi đã có người dùng, công ty có thêm các Insight, qua đó có thể cải thiện và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình.
Ở đây mình lấy ví dụ về hệ sinh thái Apple, với các sản phẩm bao gồm: iPhone, iPad, iMac, MacBook, Apple Watch, AirPods, Apple TV.
- Có thể thấy, Apple đã phát triển đầy đủ các sản phẩm, phục vụ hầu hết nhu cầu của người dùng công nghệ, từ điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, đồng hồ, TV,…
- Các sản phẩm này đều chạy trên hệ điều hành iOS và được kết nối với iCloud, nhờ tất cả các sản phẩm này đều có khả năng tương tác nhau, người dùng sử dụng 1 sản phẩm có thể quản lí dữ liệu ở các sản phẩm khác.
- Vì vậy, người dùng khi đã sử dụng sản phẩm của Apple, sẽ có xu hướng chỉ sử dụng sản phẩm của hãng, vì nếu đổi qua hãng khác sẽ rất bất tiện.
- Qua đó, Apple phát triển được 1 hệ sinh thái hoàn chỉnh, gắn kết với nhau, người dùng sử dụng Apple không cần phải sử dụng sang hãng khác vì Apple đã cung cấp đầy đủ các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dùng.
- Nếu một đối thủ khác muốn cạnh tranh với Apple, họ không thể cạnh tranh 1 sản phẩm và cần phải xây dựng cả 1 hệ sinh thái, một điều rất khó khăn.
TOP 09 HỆ SINH THÁI VÀ COIN NỀN TẢNG TỐT NHẤT HIỆN NAY
#1: BNB và hệ sinh thái Binance Smart Chain (BSC)
Binance Smart Chain (BSC) là một blockchain ra mắt vào tháng 9/2020 nhằm hỗ trợ hợp đồng thông minh chạy song song với Binance Chain. Để cung cấp một nền tảng không cần cấp phép hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (DApps).
Binance Chain nhắm mục tiêu vào các giao dịch tiền điện tử đang hoạt động, nhưng nó lại thiếu bộ phận lập trình. Binance Smart Chain ra đời để thay đổi điều đó. Binance Smart Chain là một giải pháp thay thế có tốc độ cao với chi phí giao dịch thấp phục vụ cho thị trường tài chính phi tập trung đang phát triển.
Bản chất chất của Binance Smart Chain là nhân bản blockchain của Ethereum khởi tạo chuỗi khối bằng kết hợp hai thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of Stake) và thuật toán bằng chứng ủy quyền (Proof of Authority). Thiết kế này cho phép khả năng tương thích chuỗi chéo (cross-chain) đồng thời từ cả ba mạng BCS, BNB và Ethereum.
Có thể nói: Những gì hệ sinh thái ERC20 có thì BSC đều có, nhưng BSC hơn ERC20 ở chỗ nó có cả một tập đoàn Binance phía sau hậu thuẩn. Và trước khi BSC ra đời thì đồng coin BNB chỉ có thể xem như là một coin sàn bình thường, nhưng khi BSC ra đời thì BNB đã trở thành đồng coin đầu tư tốt nhất tính đến thời điểm hiện nay.
#2: ETH và Hệ sinh thái ERC-20
ERC20 là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Ethereum Request for Comment”. Đây là tên gọi của một bộ các tiêu chuẩn mà những Token được phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum phải tuân thủ. Trên nền tảng Ethereum, để tạo ra các Token bạn phải thiết lập hợp đồng thông minh (Smart Contract) lập trình theo tiêu chuẩn ERC20.
Ngày 19 tháng 11 năm 2015, tiêu chuẩn ERC20 được đề xuất phát triển bởi Fabian Vogelsteller. Trong đó, một danh sách chung các quy tắc mà 1 Token Ethereum phải thực hiện được thiết lập nhằm giúp các nhà phát triển có thể lập trình các Token mới để hoạt động trong hệ sinh thái của Ethereum. Vào năm 2017, Token ERC20 trở nên phổ biến hơn khi các công ty Startup huy động vốn thông qua ICO (phát hành Coin lần đầu).
Và vì là hệ sinh thái đầu tiên cho phép những công ty khác ICO ( tung coin mới ra thị trường ) trên chính nền tảng của mình nên ERC-20 luôn dẫn đầu trong suốt gần 05 năm qua.
Trong ngành công nghệ tiền mã hóa, ERC20 vô cùng phổ biến và có thể sử dụng như một kế hoạch chi tiết. Nhờ đó, các Token mới có thể lên sàn và được ví điện tử hỗ trợ một cachs tự động, không phải xây dựng nền tảng phù hợp với từng Token. Bên cạnh đó, ERC20 còn giúp cho việc tạo ra các Token mới trở nên dễ dàng và cũng là lý do tại sao Ethereum trở thành nền tảng phổ biến nhất cho các chiến dịch ICO.
Token ERC20 có mặt trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử sở hữu tính thanh khoản cao, người dùng có thể sử dụng mua, bán, trao đổi bất cứ lúc nào.
Ngày nay, với việc nhiều đồng coin nền tảng cho ra đời hệ sinh thái của riêng họ, vị thế của ERC-20 đã phần nào sút giảm nhưng thật sự để cạnh tranh được với ERC20 thì còn là một câu chuyện đường dài, ngoại trừ đối thủ chính BSC ra thì có thể nói ERC vẫn độc bá một cõi.
#3: SOL với hệ hinh thái Solana
Solana là một blockchain single-chain (đơn chuỗi) với tốc độ cao, mã nguồn mở và hiện nay đang đạt tốc độ giao dịch cao nhất là 59.000 TPS và thời gian hoàn thành một khối chỉ có 400 ms.
Blockchain của Solana được thiết kế để mở rộng lượng giao dịch, tương ứng với định luật Moore (nghĩa là sẽ nhân đôi số lượng lõi GPU sau mỗi khoảng thời gian 2 năm mà không sharding mà vẫn đạt được tiêu chí đề ra).
Solana cũng được xem là mạng lưới blockchain quy mô website đầu tiên, nhờ vào hệ thống network nhanh chóng, bảo mật, an toàn và có thể mở rộng cùng năng suất giao dịch cao nhất thị trường. Hệ sinh thái của Solana được thiết kế ứng dụng chuyên cho các tần số cao và quy mô rộng lớn. Người dùng có thể nhận được một sự bứt phá về dung lượng mạng, công nghệ mới và tối ưu hóa, đánh dấu một cột mốc phát triển trong công nghệ blockchain.
Hệ sinh thái Solana mở rộng rất nhanh chóng, cùng nhiều hệ quả tích cực cho nền tảng blockchain, khi so sánh với Ethereum và nhiều hệ sinh thái khác trên thị trường. Tương lai, khi các dự án tài chính phi tập trung DeFi bắt đầu chuyển đổi sang hệ sinh thái mới, giao dịch nhanh chóng hơn và rẻ hơn; sự quan tâm của người dùng đến tiền điện tử ngày càng tăng mạnh và mang đến những trải nghiệm tối ưu.
Bản thân sự án cũng không hướng tới hủy diệt Ethereum như nhiều bên tuyên bố. Thay vào đó, Solana cho rằng các công nghệ có thể cùng tồn tại, phát triển và tạo nên tính cộng hưởng, thay vì cạnh tranh và đánh bại nhau.
#4: DOT và hệ sinh thái Polkadot
Polkadot là hệ sinh thái có nét tương đồng nhất cao nhất với Ethereum, một Network với độ phi tập trung cao, các Framework để hỗ trợ xây dựng các Protocol và Dapp ở chế độ mã nguồn mở khá nhiều. Ngoài ra còn các hỗ trợ về tài chính từ quỹ phát triển của Polkadot.
Có nhiều đội ngũ phát triển đã tìm đến Polkadot để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (Dapps) của họ. Do Polkadot là một hệ sinh thái non trẻ nên chi phí xây dựng Dapps cũng rẻ hơn rất nhiều so với các hệ thống lâu đời khác như Ethereum. Ngoài vấn đề chi phí, Polkadot còn có những đặc điểm nổi bật khác, thu hút nhiều đội ngũ tham gia xây dựng và phát triển hệ sinh thái này.
Với tầm nhìn tạo ra một môi trường Web 3.0, nơi mà người dùng có thể tự kiểm soát dữ liệu của mình, Polkadot đã huy động được hơn 150 triệu đô la năm 2017 (vào thời điểm này là số tiền cực lớn vì thị trường Crypto chưa phát triển).
Hiện nay, cùng với Solana và Uniswap thì Polkadot được ví như những chú kỳ lân nhỏ có thể nối gót theo vị vua ERC-20 và hoàng hậu BSC.
#5: UNI cùng hệ sinh thái Uniswap
Trong một bài đăng trên Reddit vào năm 2017, người sáng lập Ethereum Vitalik Buterin đã đề xuất lập trình một sàn giao dịch phi tập trung thông qua các hợp đồng thông minh. Loại sàn này được thiết kế theo kiểu nhà tạo thị trường tự động hoạt động độc quyền trên một blockchain.
Lấy cảm hứng từ ý tưởng này, Hayden Adams, một cựu kỹ sư cơ khí đã mất việc tại Siemens, quyết định bắt tay vào thực hiện vào tháng 10/2017. Phiên bản đầu tiên được gọi là Uniswap, sẵn sàng hoạt động vào tháng 11/2017 với một thanh khoản duy nhất và nhà cung cấp hoán đổi đơn giản.
Uniswap là giao thức tạo điều kiện cho việc trao đổi token trên Ethereum. Token luôn do người dùng sở hữu và vì nó hoạt động trên blockchain nên không cần thiết phải tin tưởng vào các bên thứ ba.
Vào tháng 5/2020, Uniswap phát hành phiên bản thứ hai (V2). Trong Uniswap V1, ETH và bất kỳ token ERC20 nào khác tạo nên tất cả các pool thanh khoản. Người dùng có thể trao đổi bất kỳ ERC20 nào để lấy bất kỳ ERC20 nào khác nhưng luôn theo một lộ trình thông qua ETH.
Vì ETH là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên điều này có nghĩa là ít rủi ro hơn cho nền tảng trong những ngày đầu ra đời. Theo đó, nó trở thành lựa chọn tốt nhất cho Uniswap V1. Uniswap V2 đã giới thiệu dự trữ với các cặp ERC-20/ERC-20 mà không cần thông qua ETH.
Vào tháng 9/2020, Uniswap cuối cùng đã tung ra token của mình. Mỗi ví đã từng kết nối và sử dụng Uniswap đã được thưởng 400 UNI, khoảng 12.000 đô la hiện nay.
#6: CAKE cùng hệ sinh thái PancakeSwap
Ra mắt 20/09/2020 PancakeSwap là sàn giao dịch phi tập trung (DEX) và sử dụng các nhóm thanh khoản và chạy hoàn toàn bằng thuật toán trở thành nhà tạo lập thị trường tự động (AMM – Automated Market Maker) trên Binance Smart Chain (BSC), cung cấp cho người dùng một cách sáng tạo để tạo dòng thu nhập từ tiền mã hoá của họ.
Cái tên PancakeSwap được đặt theo xu hướng tài chính phi tập trung sử dụng token theo chủ đề thực phẩm trong không gian Defi. Đầu tiên là SushiSwap, sau đó là BakerySwap và bây giờ là Pancakeswap.
Đối với PancakeSwap, mã token được sử dụng có tên là CAKE (bánh), được sử dụng swap token BEP-20 trên hệ điều hành BSC. Hầu hết các ứng dụng tài chính phi tập trung (Dapps) đều được xây dựng trên nền tảng điều hành Ethereum. Tuy nhiên, do phí giao dịch và thời gian giao dịch lâu trên Ethereum, nhiều ứng dụng đã chuyển sang BSC như giải pháp thay thế. Vì PancakeSwap tự hào có ứng dụng Yield Farming với các giao dịch nhanh chóng và phí thấp hơn.
Việc farming để trả thưởng token được diễn ra khi bạn đã có một LP token từ bước add liquidity. Tiếp theo đó người dùng “stake” LP token để tham gia vào pools farm. Đây là cách người dùng có thể kiếm được lợi nhuận trên Pancakeswap.
Tính đến cuối tháng 2 năm 2021, có 69 nhóm thanh khoản khác nhau, nơi người dùng có thể đặt cược và kiếm lợi suất dao động từ 23,52% đến 378,19% APY để cung cấp thanh khoản cho các nhóm.
Trên phương diện là DeFi Station của hệ sinh thái Binance Smart Chain, Pancakeswap sẽ không bỏ lỡ bất kỳ trend nào của thị trường. Trong tuần vừa qua, Pancakeswap đã thông báo sẽ ra mắt hệ sinh thái NFT, bao gồm NFT Marketplace và NFT Collection.
#7: TRX và hệ sinh thái TRON
TRON là một trong những hệ sinh thái dựa trên blockchain lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Tự hào với hơn 46 triệu tài khoản và 2,1 tỷ giao dịch, TRON là chuỗi công khai phát triển nhanh nhất thế giới.
Được thành lập bởi công ty phi lợi nhuận TRON Foundation vào tháng 07/2017, Tron là Smart Contract Platform lấy ý tưởng chính từ Ethereum. Với khả năng mở rộng cao, băng thông lớn, Tron cho phép các nhà phát triển có thể tạo Smart Contract và phát triển dApps.
#8: NEAR cùng với hệ sinh thái NEAR Protocol
NEAR Protocol là một nền tảng ứng dụng phi tập trung được thiết kế để làm cho các ứng dụng có thể sử dụng tương tự như trên Web ngày nay. Mạng chạy trên cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake (PoS) được gọi là Nightshade, nhằm mục đích cung cấp khả năng mở rộng động và ổn định phí. Được xây dựng bởi NEAR Collective, NEAR được thiết kế để lưu trữ các ứng dụng phi tập trung (dApp) và cố gắng cạnh tranh với Ethereum và các blockchain hỗ trợ hợp đồng thông minh hàng đầu khác như EOS và Polkadot.
Lịch sử gọi vốn của Near Foundation khá ấn tượng, với 3 vòng gọi vốn, đạt được 35 triệu đô sau hai round và 1 round chưa công bố. Các nhà đầu tư vào Near Foundation bao gồm nhiều quỹ lớn, ví dụ như Coinbase Ventures, a16z, Multicoin Capital, Pantera, Arrington XRP Capital, IOSG Venture, Libertus Capital,…
Hiện tại, phí giao dịch và tốc độ giao dịch của mạng lưới NEAR khá ấn tượng, với phí trung bình chỉ tầm 0.005$ (so với 0.5$ của Avalanche, 0.3$ của Tron,…)
Hỗ trợ và tương thích hoàn toàn với EVM, giúp nhà phát triển có thể đưa dApps từ Ethereum sang NEAR Protocol một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, việc chuyển tiền từ các sàn tập trung lên NEAR Protocol vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đó là một trong những lý do chính cho việc tại sao hệ sinh thái này vẫn chưa thu hút được dòng tiền.
#9: AVAX và hệ sinh thái Avalanche
Avalanche là một blockchain lớp 1 có thể đạt được thông lượng cao và cung cấp khả năng tương thích với máy ảo Ethereum. Hoạt động mạng đã tăng mạnh trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực DeFi. Khả năng tương thích EVM của Avalanche cho phép các nhà phát triển chuyển liền mạch các ứng dụng phi tập trung từ Ethereum.
Avalanche, còn được gọi là AVA, là một nền tảng mở, có thể lập trình cho các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi). Nói tóm lại, nó muốn trở thành một nền tảng bảo trợ cho các loại ứng dụng DeFi, cũng như hy vọng sẽ soán ngôi Ethereum ở mảng Defi với tư cách là nền tảng hợp đồng thông minh được sử dụng rộng rãi nhất. Avalanche có thông lượng giao dịch cao là 4,500 giao dịch mỗi giây (TPS), đây là yếu tố chính khiến nó tuyên bố đạt được khả năng mở rộng cao hơn Ethereum.
Theo Người sáng lập Avalanche và Phó Giáo sư tại Đại học Cornell, Giáo sư Emin Gün Sirer trong một cuộc phỏng vấn với Câu lạc bộ Encode của Medium, ông đã nói rằng “Ý tưởng chính của Avalanche là có thể tạo ra các tài sản kỹ thuật số có thể được giao dịch trên khắp thế giới với tốc độ cực cao với độ trễ rất thấp và minh bạch, nhanh chóng.” Nhóm của anh ấy, bao gồm các thành viên như Kevin Sekniqi và Maofan “Ted” Yin, có kinh nghiệm tập thể từ các công ty tài chính và công nghệ hàng đầu trong danh sách Fortune 500 đến các công ty blockchain tăng trưởng cao.
Từ khi Ethereum trở nên quá tải và cơ hội đến với những Blockchain khác, cuộc chiến giữa các Blockchain đã trở nên rất khốc liệt, các Blockchain cạnh tranh với nhau từ người dùng, dòng tiền, đến cả các dự án, ai cũng muốn xây dựng một hệ sinh thái cho bản thân. Chỉ những Blockchain phát triển đầy đủ những mảnh ghép cần thiết, phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dùng và giữ chân được người dùng, mới là những người chiến thắng cuối cùng.
Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích cho bạn, và hiện tại bạn chưa tham gia và chưa có tài khoản đầu tư tiền ảo, thì bạn có thể đăng ký 01 tài khoản sàn giao dịch TOP 1 thế giới – Binance để ủng hộ mình nhé. Lưu ý, khi đăng khí bạn sẽ được Back tự động 20% phí giao dịch từ link giới thiệu và thêm 25% phí nữa nếu bạn dùng BNB làm phí khi Trade nhé. Link đăng ký => https://accounts.binance.com/vi/register?ref=XSR89DGC
Cảm ơn bạn đã chia sẻ